Phần 3: Khởi nghiệp 2024 – Cần chuẩn bị gì?

Khởi nghiệp 2024 - Cần chuẩn bị gì_Nguyễn Quốc Trung_3
Nội dung bài viết

Trước khi xem các nội dung của Phần 3 này, nếu bạn chưa xem các nội dung Phần 1 và Phần 2 nói về các chủ đề: Pháp lý, xác định khách hàng, xác định vấn đề của khách hàng và tìm ra sản phẩm điểm bán, đánh giá nguồn lực và lựa chọn địa điểm kinh doanh; các phương thức tiếp thị, chuẩn bị nguồn hàng và tạo lập kênh phân phối thì bạn có thể xem tại đây để có thể kết nối các kiến thức lại với nhau nhé:
Phần 1: Khởi nghiệp 2024 – Cần chuẩn bị gì?

Phần 2: Khởi nghiệp 2024 – Cần chuẩn bị gì?

XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Đây là một việc quan trọng cần xác định ngay từ đầu trước khi khởi nghiệp kinh doanh. Bạn phải biết doanh nghiệp của mình có một “cái nhìn” như thế nào trong mắt khách hàng. Để đơn giản hơn, văn hóa doanh nghiệp là những tập hợp các giá trị mà công ty sẽ mang lại bao gồm: niềm tin, thái độ nhân viên, phong cách phục vụ,… mà một doanh nghiệp nào cũng phải tạo dựng.

Bạn thử để ý trong thực tế nhé, người ta có câu “Cha nào – con nấy” cũng như “Sếp sao – nhân viên vậy”. Nên việc bạn xây dựng văn hóa của doanh nghiệp mình cũng như việc chúng ta xây dựng hình ảnh của chính cá nhân mình. Bạn nghĩ thế nào khi phục vụ một khách hàng VIP có sức chi trả cao mà nhân viên lại lòe xòe quần áo, tóc thì rối bời, mang dép lê,… ???

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ tạo nên sự đồng lòng cùng chung một định hướng từ ông chủ đến nhân viên, “Nhìn con – sửa mình”, “nhìn nhân viên – sửa lãnh đạo”.

Tóm lại, trước khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh, bạn phải xác định ngay văn hóa mà doanh nghiệp mình hướng đến. Khi bắt đầu kinh doanh rồi, bạn phải bắt tay vào làm ngay những bảng nội qui công ty, các qui tắc ứng xử, những việc nhân viên được làm và không được làm,…. để nhân viên khi tuyển dụng vào có cơ sở để tìm hiểu công ty cũng như học tập và làm việc sau này.

Tập thể công ty cùng tham dự một giải chạy marathon_Nguyễn Quốc Trung
Tập thể công ty cùng tham dự một giải chạy marathon_Nguyễn Quốc Trung

NGUỒN LỰC CON NGƯỜI

Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại của mọi doanh nghiệp. Việc đánh giá và phát triển nguồn lực con người bao gồm việc tuyển dụng đúng người, đào tạo và phát triển kỹ năng, và tạo dựng một môi trường làm việc hỗ trợ và thúc đẩy mọi người phát huy hết khả năng của mình.

Có một câu nói rất hay mà Trung nghĩ rằng bạn cần phải biết và áp dụng cho mình “Không có người tài giỏi toàn diện – chỉ có người tài giỏi trong một lĩnh vực cụ thể”. Sai lầm của người mới khởi nghiệp là mong muốn tuyển được một người tài giỏi trong tất cả các lĩnh vực khi mình mới bắt đầu, giao cho họ những công việc mà bản thân nhân sự không thể đáp ứng được và “động viên” nhân sự mình cố gắng học về lĩnh vực này…..

Bạn thử suy nghĩ xem thế này nhé: Bản thân bạn không có kiến thức kế toán, bạn muốn tuyển dụng một kế toán vào làm, nhưng vì khởi nghiệp nên tài chính có hạn và bạn quyết định tuyển một bạn kế toán vừa mới tốt nghiệp ra trường với mức lương 5 triệu đồng và hy vọng bạn này sẽ làm tốt công việc cho mình từ báo cáo thuế, xuất hóa đơn, đối ngoại kế toán, theo dõi công nợ,….; hỏi thật nha, Bạn vừa không biết kế toán, bạn nhân viên kế toán thì mới ra trường không có kinh nghiệm: Thử hỏi rằng 2 người “dốt” ngồi với nhau thì có thể làm nên kết quả tốt đẹp không?

Tập thể công ty cùng nhau hoàn thành công việc _ Nguyễn Quốc Trung
Tập thể công ty cùng nhau hoàn thành công việc _ Nguyễn Quốc Trung

Theo kinh nghiệm của Trung và khảo sát nhiều bạn bè khởi nghiệp với qui mô nhỏ, thông thường thì chúng ta nên tập trung bắt tay vào làm những việc thế mạnh mà chính chúng ta có, còn việc gì không mạnh, không rành thì nên thuê đơn vị chuyên nghiệp về tư vấn hoặc ủy quyền cho họ phụ trách. Dần dần khi phát triển, chúng ta có kinh nghiệm nhiều, biết cách quản lý và đào tạo, lúc đó chúng ta sẽ tuyển dụng nội bộ những người có kinh nghiệm và tiến hành đào tạo nâng cấp họ mỗi ngày theo sự phát triển của công ty.

KINH NGHIỆM VẬN HÀNH – QUI TRÌNH

Đây là một nội dung mà hầu hết những người khởi nghiệp đều bỏ qua, vì bản thân họ lo tập trung quá nhiều vào bán hàng hoặc những việc không tên khác. Dần dần lâm vào tình trạng “khổ chủ” – nghĩa là công ty không thể hoạt động được nếu không có ông chủ ở đó, việc lớn việc nhỏ đều phải có ông chủ cầm tay chỉ việc để nhân làm…. nhiều lúc Trung hay nói đùa với bạn bè mình trong trường hợp này là “Bạn đang làm thuê cho nhân viên của bạn” vì nhân viên bạn còn xin nghỉ phép được dài ngày mà bạn lại không.

Việc xây dựng qui trình đơn giản là xây dựng các qui định, hướng dẫn để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và bền vững. Bạn có thể tham khảo các bước để xây dựng một qui trình như sau: 

Bước 1: Xác định Mục tiêu và Yêu cầu

Trước tiên, cần xác định mục tiêu cụ thể mà quy trình vận hành nhằm đạt được, dựa trên mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi quy trình đều hướng tới việc cải thiện hiệu suất và đạt được kết quả mong muốn.

Bước 2: Phân tích và Thiết kế Quy trình

Phân tích quy trình hiện tại và xác định các cơ hội cải tiến. Thiết kế quy trình mới cần tập trung vào việc đơn giản hóa các bước, loại bỏ sự trùng lặp và tối ưu hóa sự hiệu quả. Sử dụng các công cụ như sơ đồ luồng dữ liệu hoặc bản đồ quy trình để hình dung và lên kế hoạch.

Bước 3: Triển khai và Đào tạo

Triển khai quy trình mới bằng cách thông báo và đào tạo cho tất cả nhân viên liên quan. Đảm bảo rằng mọi người đều hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong quy trình mới.

Bước 4: Theo dõi và Đánh giá

Sau khi quy trình được triển khai, cần thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá để đo lường hiệu suất và phản hồi. Điều này giúp nhận diện các vấn đề và điều chỉnh quy trình khi cần thiết.

Bước 5: Cải tiến liên tục

Quy trình vận hành không nên được xem xét là cố định; thay vào đó, nên được xem xét và cải tiến liên tục để phản ánh sự thay đổi trong môi trường kinh doanh và công nghệ.

Ví dụ: Một công ty sản xuất có thể xây dựng quy trình vận hành cho dây chuyền sản xuất của mình, bắt đầu từ việc nhận nguyên liệu đầu vào cho đến giao hàng sản phẩm cuối cùng. Quy trình này bao gồm các bước kiểm tra chất lượng, lập kế hoạch sản xuất và quản lý hàng tồn kho, đảm bảo sản phẩm được sản xuất một cách hiệu quả và đúng thời hạn.

Quy trình vận hành hiệu quả giúp tối ưu hóa nguồn lực, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, và cuối cùng là tăng cường sự hài lòng của khách hàng và sự thành công của doanh nghiệp.

Tóm lại. thông qua chuỗi 3 bài viết hướng dẫn “Chuẩn bị gì trước khi khởi nghiệp” của Trung với mong muốn bạn có thể bắt tay vào xây dựng “cơ đồ” cho mình một cách bài bản, việc này sẽ giúp cho bạn tăng tỷ lệ khởi nghiệp thành công lên cao, vận hành hiệu quả và nếu thuận lợi phát triển thì bạn sẽ không rơi vào tình trạng “làm công cho chính công ty của mình”.

Hy vọng bạn đã tích lũy được những bài học giá trị và cảm ơn bạn đã đọc hết những nội dung chia sẽ trong 3 phần này của Trung.

Hẹn gặp lại bạn trong chuỗi bài tiếp theo!

Nguyễn Quốc Trung

5 1 Đánh giá
Đánh giá bài viết

Chia sẻ

Facebook
LinkedIn
Telegram
Email

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời Trung một ly cà phê nhé!

Bạn thích nội dung này?

Trung thường xuyên gửi những thông tin như thế này cho bạn qua email mỗi tuần. Hơn 1000+ người đang nhận thông tin! (Mỗi tuần chỉ 2 email - Không SPAM)
Picture of Nguyễn Quốc Trung
Nguyễn Quốc Trung

Chào mừng các bạn đến với Blog cá nhân của Nguyễn Quốc Trung. Đây là trang thông tin mà tôi chia sẻ các kiến thức của mình về kinh doanh, marketing, bán hàng và những trải nghiệm của mình trong cuộc sống.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Lên đầu trang