“Lật Mặt 7: Một Điều Ước” – Những bài học thực tế giá trị

Nội dung bài viết

“Lật mặt 7: Một điều ước” là một bộ phim đầy cảm xúc và thành công của Lý Hải. Trong một thời gian ngắn khởi chiếu nhưng đã đem rất nhiều cảm xúc cho người xem, lấy đi nhiều giọt nước mắt và đánh động lên những cảm xúc khoảnh khắc gia đình mà dường như chúng ta đã dẫn bỏ quên….

Lat mat 7 Mot Dieu Uoc

Hey – chào các bạn

Trung và gia đình nhỏ của mình vừa đi xem bộ phim “Lật mặt 7: Một điều ước” của đạo diễn Lý Hải xong. Ôi chao, lâu lắm rồi bản thân Trung, bà xã và các con lại có hơn 2 giờ thả mình để trải lòng vào một bộ phim như vậy. Và tất nhiên rồi, NƯỚC MẮT rơi của gia đình Trung cũng như kháng giả cũng đã nói lên sự thành công của đạo diễn Lý Hải muốn truyền đi trong thông điệp nội dung phim này.

Sau bộ phim, Trung có nhiều bài học rút ra cho bản thân mình, ở vai trò là người con, người cha và người sếp trong công ty. Trung mong muốn chia sẻ các bài học mà bản thân mình nhận được đến các bạn, để chúng ta có thêm những góc nhìn đa chiều và bản thân mình phát triển mỗi này.

1. Bài học của người làm CHA  – MẸ

Trong cuộc sống này, hầu như những ai mà dã làm cha, làm mẹ đều có những khoảnh khắc diễn ra trong film. Sinh con ra và tảo tần nuôi dưỡng, một ngày rồi con trưởng thành và bước đi trên hành trình riêng của mình. Người thì hào hứng nhìn con trưởng thành và mong muốn cuộc sống con sẽ hạnh phúc; người thì luyến tiếc rời xa và lo sợ ngày mình già yếu thì ai bên cạnh…. tất cả chúng ta đều có nổi lo như vậy.

Con cái là Động Lực để chúng ta trở nên Mạnh Mẽ

Con cái là ĐỘNG LỰC – không phải RÀO CẢN: Chúng ta sinh con ra là một sự may mắn cho mình, nhờ có con cái mà chúng ta được một “Thiên chức” là trở thành cha mẹ, giúp mình trưởng thành hơn và có trách nhiệm hơn trong cuộc đời này. Tuy vậy, phần lớn cha mẹ đều lấy lý do “Vì phải đưa con đi học”, “vì phải giữ con”, “con còn nhỏ”… để họ không thực hiện một điều gì đó mà họ muốn làm. Họ xem đó là “Lý do chính đáng” và con cái là RÀO CẢN khiếng họ không thực hiện được giấc mơ dang dỡ. 

Trong bộ phim, Lý Hải đã cho chúng ta một góc nhìn khác, con cái là ĐỘNG LỰC, vì có con cái nên Bà Hai mới đủ sức mạnh dành hết tuổi thanh xuân của mình lo lắng cho các con, bỏ quên hạnh phúc cá nhân bước đi thêm bước nữa trên hành trình hôn nhân. Chọn ở cùng các con và mọi điều trọng vẹn. Mọi hành động của Bà Hai trong film “Một Điều Ước” đều là vì con, vì con nên bà chấp nhận bán hết tài sản để chia cho con cái, vì mà chấp nhận bỏ đi để các con không phải phiền công chăm sóc,… vì bà hiểu rằng, con cái cũng có gia đình của họ, họ cũng phải có trách nhiệm cho gia đình của mình và đây là qui luật tự nhiên từ ngàn xưa.

Vì thương Con, thương Cháu nên Bà Hai luôn phải cố gắng tìm cách giải quyết các vấn đề của các con gây ra. Dù tuổi đã lớn, dù sức đã yếu và bị gãy chân… nhưng bà vẫn sẵn sàng cuối đầu xin lỗi, phải vượt qua trở ngại để tìm đến những người bị con mình gây ra hậu quả. Thật sự hỏi trong cuộc sống này, có bao nhiêu người có thể làm được như vậy?

Cha mẹ là CHỔ VỰA chứ không phải là GÁNH NẶNG: Trong film, Bà Hai đã chứng tỏ một quan điểm rất thiết thực trong cuộc sống nhưng nhiều người vẫn chưa nhận ra. Dù các con đã lớn, sức mình đã già,… nhưng thay vì buông xuôi và để trở thành “GÁNH NẶNG” cho con cái mình, bà Hai đã lựa chọn cho mình trở thành “CHỔ VỰA” vững chắc cho các con cháu, không đề cập đến vấn đề tiền bạc. Thứ mà chúng ta nhận lại ở đây là Gia đình luôn mở rộng vòng tay yêu thương và sẵn sàng lắng nghe hỗ trợ trong khả năng tối đa của Cha của Mẹ. 

Thấu hiểu đa chiều: Bà Hai thể hiện cực kỳ xuất sắc trong việc nắm bắt tâm lý của con và thấu hiểu được đa chiều. Các con có thể nói dối để cha mẹ hạnh phúc, nhưng niềm hạnh phúc nhất của cha mẹ là thấy các con hạnh phúc. Bà Hai đã xử lý khéo léo trong lúc con gái mình làm ăn thua lỗ, dẫn đến mất hết tài sản và phải đi làm người ở cho một gia đình giàu có. Nói dối với bà rằng ngôi nhà giàu có đó là nhà của mình. Bà Hai quan sát và nhận ra, thay vì la mắng con thì bà chấp nhận và cư xử thật khéo để các con không nhận ra là mình đã biết. Bài học này Trung nghĩ rằng trong cuộc sống thực tế diễn ra rất nhiều, và chúng ta có quyền chọn lựa cách cư xử để chuyện lớn hóa nhỏ – chuyện nhỏ hóa không => gia đình hạnh phúc vẹn toàn.

 

2. Bài học của người làm CON

Người xưa có câu: Con dại – Cái mang. Trong cuộc sống này chúng ta sẽ phạm rất nhiều sai lầm và không ít những sai lầm đó đều được Cha Mẹ đứng ra gánh vác. Các người con của Bà Hai trong phim cũng vậy, mọi sai lầm đều được Bà Hai tìm cách che chở và giải quyết. Tuy nhiên, khác với phần lớn ngoài kia, thông điệp của bộ phim đã truyền tải “Lòng Biết Ơn” và “Nhận Trách Nhiệm” của những người con gây ra lỗi lầm. Bài học cuộc sống này chúng ta cần phải nhận ra, không có gì gọi là “HIỄN NHIÊN”, nên mỗi người cần phải nhận trách nhiệm và biết ơn với những gì cha mẹ đã mang đến cho mình.

Các nhân vật trong phim Lật Mặt 7 - Một điều ước

Trách nhiệm của người làm con được đưa lên rất mạnh mẽ trong bộ phim. Con cái cũng thương yêu cha mẹ, nhưng vì cuộc sống “cơm – áo – gạo – tiền” và những lo toang bộn bề công việc, họ dần quên đi cha mẹ mình và chỉ thật sự nhận ra khi “mất” đi cha mẹ. Do vậy, Trung và bạn hãy ngồi lại nhìn nhận, tận hưởng giây phút bên gia đình và nhớ rằng TRÁCH NHIỆM LÀM CON đối với cha mẹ nhé. Đừng để họ cảm thấy bơ vơ và cảm giác mình là GÁNH NẶNG cho chúng ta.

Chia sẻ và đồng cảm với cha mẹ. Sợi dây vô hình ngăn chặn giữa các con và cha mẹ ngày càng lớn đó là sự CHIA SẺ. Làm con thì sợ rằng chia sẻ cho cha mẹ nhiều thì cha mẹ lại lo nghĩ – còn cha mẹ thì mong muốn con mình chia sẻ để biết và hỗ trợ thêm cho con mình. Nên dần dần khoản cách lại ngày một xa. Việc thấu hiểu trở nên khó khăn và gây ra áp lực của gia đình. Trong đoạn phim, 2 người cháu phản bác rất mạnh mẽ cha mẹ mình trước mặt bà nội (Bà Hai) đã lấy đi không ít nước mắt của kháng giả (trong đó có Trung), nhưng cũng để lại bài học thật giá trị.

 

3. Bài học của người làm SẾP

Công ty cũng như một Gia đình, người sếp là người đứng đầu có nhiệm vụ phải lo lắng cho nhân sự. Một công ty tốt sẽ có một người sếp biết CHỊU TRÁCH NHIỆM với những gì mà nhân sự của mình gây ra, mặc dù người sếp đó không làm gì sai, nhưng nhân viên sai dẫn đến nhiều hệ lụy. Người sếp giỏi là người chịu trách nhiệm giỏi, nhìn nhận lỗi và sẵn sàng đại diện nhân viên để xin lỗi và khắc phục hậu quả gây ra. Cũng như cha mẹ – chịu trách nhiệm và khắc phục hậu quả của con cái mình trong gia đình.

Kết nối đồng đội cũng như cha mẹ kết nối các con cái. Để một đội mạnh mẽ vững tiến, người sếp phải kết nối các phòng ban, các bộ phận và nhân sự lại với nhau để trở thành một tổ chức đồng lòng. Trong phim, mỗi người con đều ở một vùng miền đất nước, nhưng về đến cuối phim thì vẫn đoàn tụ xum vầy trong hạnh phúc cùng nhau. Muốn gia đình hạnh phúc => thành viên phải gắn kết. Muốn công ty mạnh mẽ => nhân sự phải đồng lòng.

Bài học từ phim “Lật mặt 7: Một điều ước” để lại cho Trung quá nhiều cảm xúc. Mong rằng những gì rút ra cho bản thân mình và chia sẻ đến cho các bạn cùng cảm nhận sẽ mang lại sự thay đổi về nhận thức, trách nhiệm và hành động của mỗi chúng ta trong cuộc sống này.

Nguyễn Quốc Trung

5 3 Đánh giá
Đánh giá bài viết

Chia sẻ

Facebook
LinkedIn
Telegram
Email

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời Trung một ly cà phê nhé!

Bạn thích nội dung này?

Trung thường xuyên gửi những thông tin như thế này cho bạn qua email mỗi tuần. Hơn 1000+ người đang nhận thông tin! (Mỗi tuần chỉ 2 email - Không SPAM)
Picture of Nguyễn Quốc Trung
Nguyễn Quốc Trung

Chào mừng các bạn đến với Blog cá nhân của Nguyễn Quốc Trung. Đây là trang thông tin mà tôi chia sẻ các kiến thức của mình về kinh doanh, marketing, bán hàng và những trải nghiệm của mình trong cuộc sống.

Bài viết liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Lên đầu trang